Nếu bạn chưa cài đặt Scratch thì có thể xem bài Hướng dẫn cài đặt Scratch này nhé.
Giao diện Scratch
Giao diện Scratch gồm 5 khu vực chính với những nhiệm vụ và chức năng riêng để dễ dàng sử dụng và lập trình.
Khung điều khiển
Khung điều khiển có 3 tab thông tin: Lệnh (Code), Thiết kế (Costumes) và Âm thanh (Sounds).
- Lệnh (Code): Đây là nơi chứa danh mục các lệnh dùng để lập trình cho các đối tượng trong Scratch. Mỗi nhóm sẽ được phân biệt bằng một màu khác nhau. Ngoài những nhóm lệnh ta có thể thấy ở khung điều khiển thì Scratch vẫn còn có 1 số lệnh mở rộng khác được ẩn đi. Để thêm các nhóm lệnh bị ẩn này vào ta có thể thực hiện bằng cách click chuột vào biểu tượng (Add Extension) ở phía dưới cùng của khung điều khiển.
- Thiết kế (Costumes): Đây là nơi chứa các thiết kế, các giao diện khác nhau của đối tượng.
- Âm thanh (Sounds): Đây là nơi chứa các âm thanh khác nhau của đối tượng.
Cửa sổ lệnh
Cửa sổ lệnh là nơi chứa các “lệnh” để điều khiển hoạt động của nhân vật. Ta sẽ kéo các lệnh từ khung điều khiển sang cửa sổ này và lắp ghép các khối lệnh với nhau để tạo thành một “chương trình” điều khiển đối tượng.
Sân khấu (Stage)
Sân khấu là nơi biểu diễn của các đối tượng, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau, hiển thị các hiệu ứng đồ họa,… và là nơi người dùng sẽ tương tác với sản phẩm do mình tạo ra.
Các công cụ dùng tác động vào sân khấu như phóng to , thu nhỏ và phóng to toàn màn hình
Các công cụ dùng để tác động vào sân khấu:
- phóng to
- thu nhỏ
- phóng to toàn màn hình
Nhân vật – Sprites
Đây là khu vực quản lý các nhân vật. Tại khu vực này, chúng ta có thể thực hiện các thao tác như tạo thêm nhân vật, chỉnh sửa ngoại hình nhân vật. Và ta có thể thêm nhiều nhân vật, đa dạng về kích thước và chủng loại. Khi lần đầu tiên chạy Scratch, nhân vật chính là chú mèo Scratch.
Phông nền (Backdrop)
Backdrop là khu vực quản lý, chỉnh sửa, thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu (stage).
Lưu ý: Đối với Backdrop chúng ta cũng có thể xây dựng những khối lệnh riêng cho nó.
Lời kết
Bài viết này mình đã giới thiệu tổng quan về giao diện của phần mềm Scratch. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp ích được bạn. Nếu có vấn đề gì bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé.
Để lại bình luận