Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong Excel
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm IF trong Excel. Bài viết có giải thích chi tiết cú pháp, ví dụ minh họa thực tế, và hướng dẫn cách viết công thức IF lồng nhau để xử lý nhiều điều kiện cùng lúc.
Cú pháp của hàm IF
=IF(điều_kiện, giá_trị_nếu_đúng, giá_trị_nếu_sai)
- Điều_kiện: Là phép so sánh, như A1=5, B1>10, C1<8,…
- Giá_trị_nếu_đúng: Giá trị trả về nếu điều kiện đúng.
- Giá_trị_nếu_sai: Giá trị trả về nếu điều kiện sai.
Ví dụ đơn giản
Giả sử ô A1 chứa điểm số học sinh:
A1 (Điểm số) | Công thức | Kết quả |
---|---|---|
8 | =IF(A1>=5,”Đạt”,”Chưa đạt”, ) | Đạt |
Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 5 thì kết quả là “Đạt”, ngược lại là “Chưa đạt”.
Hướng dẫn sử dụng IF lồng nhau (nhiều điều kiện)
Khi có nhiều trường hợp cần xét, ta sẽ lồng nhiều hàm IF với nhau.
Ví dụ thực tế: Nhận xét điểm số học sinh
Giả sử điểm số nhập ở ô G11, bạn muốn nhận xét như sau:
- Nếu G11 = 5 → “Nhận xét điểm 5”
- Nếu G11 = 6 → “Nhận xét điểm 6”
- Nếu G11 = 7 → “Nhận xét điểm 7”
- Nếu G11 = 8 → “Nhận xét điểm 8”
- Nếu G11 = 9 → “Nhận xét điểm 9”
- Nếu G11 = 10 → “Nhận xét điểm 10”
- Nếu G11 > 10 → “Điểm lớn hơn 10. Vui lòng nhập lại!”
- Các trường hợp khác → “Chưa hoàn thành”
Công thức cụ thể:
=IF(G11=5;"Nhận xét điểm 5";
IF(G11=6;"Nhận xét điểm 6";
IF(G11=7;"Nhận xét điểm 7";
IF(G11=8;"Nhận xét điểm 8";
IF(G11=9;"Nhận xét điểm 9";
IF(G11>10;"Điểm lớn hơn 10. Vui lòng nhập lại!";
IF(G11=10;"Nhận xét điểm 10";"Chưa hoàn thành")))))))
Minh họa:
G11 (Điểm) | Kết quả hiển thị |
---|---|
5 | Nhận xét điểm 5 |
6 | Nhận xét điểm 6 |
7 | Nhận xét điểm 7 |
8 | Nhận xét điểm 8 |
9 | Nhận xét điểm 9 |
10 | Nhận xét điểm 10 |
11 | Điểm lớn hơn 10. Vui lòng nhập lại! |
0, 1, 2, 3, 4 | Chưa hoàn thành |

Một số lưu ý khi dùng hàm IF
- Hàm IF có thể lồng nhau tối đa 64 lần trong Excel mới.
- Dùng dấu phân cách công thức
;
hoặc,
tùy vào cài đặt hệ thống.
Cách trình bày đẹp công thức IF nhiều điều kiện
Khi công thức lồng nhiều IF, bạn nên xuống dòng mỗi lần lồng thêm IF để dễ đọc (như ví dụ trên).
Lời kết
Vậy là mình đã hướng dẫn xong cách sử dụng hàm IF trong Excel, rất đơn giản đúng không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn. Nếu có vấn đề gì bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé.
Để lại bình luận